NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:
- [1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an huyện M, Viện kiểm sát nhân dân huyện Mường Tè, Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa hôm nay, bị cáo không có khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đều hợp pháp.
- [2]. Về tính chất, mức độ, hành vi của bị cáo: Xét lời khai nhận của bị cáo Lý K Nu tại phiên tòa ngày hôm nay phù hợp lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra cùng các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án cũng như nội dung bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã truy tố. Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận:
- Trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2023 đến cuối tháng 02 năm 2024, Lý Khử N1 đã có hành vi chuẩn bị hạt giống, phát dọn cây cỏ, cuốc đất, gieo trồng và chăm sóc 3.200 cây Thuốc phiện tại đám nương của N1 ở khu vực ngã ba S, thuộc bản A, xã T Đến hồi 07 giờ 30 phút, ngày 05/3/2024, trong lúc N1 đang thu hoạch nhựa thuốc phiện tại đám nương cây thuốc phiện mà N1 đã gieo trồng trước đó thì bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện M phát hiện, bắt quả tang.
- Bị cáo Lý Khử N có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi nêu trên của bị cáo là nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến các quy định đặc biệt của Nhà nước về quản lý các chất ma tuý, làm ảnh hưởng xấu tới trật tự trị an, an toàn xã hội tại địa phương. Bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
- Hành vi gieo, trồng trái phép 3200 cây thuốc phiện đã đủ yếu tố cấu thành tội "Trồng cây thuốc phiện" theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 247 Bộ luật Hình sự. Vì vậy quan điểm của vị đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa về tội danh, mức hình phạt và các vấn đề khác liên quan là hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với tính chất, mức độ cũng như hành vi phạm tội của bị cáo nên cần chấp nhận. Quan điểm của người bào chữa đề nghị cho bị cáo được hưởng mức án thấp nhất của khung hình phạt là chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo nên không được chấp nhận.
- [3] Về nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
- Nhân thân: Bị cáo Lý Khừ N chưa có tiền án, tiền sự. Bị cáo là người nghiện chất ma túy lâu năm.
- Tình tiết tăng nặng: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 BLHS.
- Tình tiết giảm nhẹ: Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, bị cáo là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên Hội đồng xét xử cần áp dụng cho bị cáo các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 điều 51 BLHS. Do bị cáo là người nghiện chất ma túy, hành vi của bị cáo là nghiêm trọng nên Hội đồng xét xử xét thấy cần phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian mới đủ sức răn đe, giáo dục, cải tạo bị cáo thành công dân có ích cho xã hội.
- [4]. Về hình phạt bổ sung: Theo quy định tại khoản 3 Điều 247 Bộ luật hình sự: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và lời khai của bị cáo tại phiên tòa, xét thấy bị cáo là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, gia đình bị cáo là hộ nghèo của xã. Vì vậy, Hội đồng xét xử xem xét không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo.
- [5]. Về vật chứng của vụ án: 3200 cây thuốc phiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện M đã gửi toàn bộ đi giám định không hoàn lại mẫu vật, việc gửi vật chứng đi giám định là phụ hợp với quy định của pháp luật. 01 con dao bằng kim loại, 01 cái muôi bằng kim loại đã bị gãy cán, 1/2 lưỡi dao lam được gắn vào một thanh nứa là công cụ bị cáo dùng vào việc phạm tội, đều không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.
- [6]. Về những vấn đề khác: Đối với người đàn ông dân tộc Mông lạ mặt mà theo lời khai đó là người đã cho bị hạt giống cây Thuốc phiện: Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra không xác định được người đó là ai nên Hội đồng xét xử không đề cập xem xét xử lý.
- [7]. Về án phí: Xét thấy bị cáo là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gia đình là hộ cận nghèo của xã nên cần miễn án phí Hình sự sơ thẩm cho bị cáo.
Vì các lẽ trên,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét